Hàng xóm lấn chiếm đất đã làm nhà, người dân được đòi lại theo quy định mới

Theo quy định, người lấn chiếm đất làm nhà có thể bị buộc trả lại đất và nộp lại khoản thu trái phép. 

Người dân có quyền yêu cầu xử lý và đòi lại phần đất bị lấn chiếm theo đúng trình tự pháp luật. 

Lấn, chiếm đất là gì?

Căn cứ vào khoản 9, 31 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định khái niệm của lấn đất và chiếm đất như sau:

- Chiếm đất là việc sử dụng đất do Nhà nước đã quản lý mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng đất của người sử dụng đất hợp pháp khác mà chưa được người đó cho phép.

- Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Hàng xóm lấn chiếm đất đã làm nhà có đòi được không?

Căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

Như vậy, trường hợp hàng xóm lấn chiếm đất đã làm nhà vẫn có thể bị phá dỡ công trình đã xây tại khu vực lấn chiếm và hoàn trả cho người sử dụng đất hợp pháp.

Cách tính số lợi bất hợp pháp cho hành vi lấn chiếm đất mới nhất?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định cách tính số lợi bất hợp pháp cho hành vi lấn chiếm đất như sau sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước cụ thể:

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất quy định tại Điều 13 Nghị định 123/2024/NĐ-CP trong đó có hành vi đối với hàng xóm lấn chiếm đất trái phép thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất lấn hoặc chiếm, được tính theo công thức sau đây:

Trong đó:

- Diện tích đất và giá đất được xác định tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

- Loại đất vi phạm là loại đất sau khi lấn đất hoặc chiếm đất được xác định theo hiện trạng của loại đất đang sử dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

- Số năm vi phạm được xác định từ thời điểm lấn đất hoặc chiếm đất đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

- Trường hợp diện tích đất vi phạm sau khi lấn hoặc chiếm mà chưa có giá đất trong Bảng giá đất thì lấy giá đất tại thửa đất cùng loại đất sau lấn hoặc chiếm ở vị trí gần nhất với diện tích đất vi phạm để xác định số lợi bất hợp pháp.

- Trường hợp lấn đất hoặc chiếm đất chưa sử dụng nhưng chưa sử dụng vào các mục đích có trong Bảng giá đất thì cơ quan, người có thẩm quyền xác định số lợi bất hợp pháp trên cơ sở thực tế vụ việc, chứng cứ, các chứng từ, tài liệu (nếu có).

Nguồn: Báo Lao Động